Các loại thức ăn vật dụng không nên để vào lò vi sóng

HY House - Các loại thức ăn vật dụng không nên để vào lò vi sóng

Các loại thức ăn vật dụng không nên để vào lò vi sóng

Lò vi sóng hay còn gọi là lò vi ba là thiết bị gia dụng đang trở thành phương tiện nấu nướng, hâm nóng thức ăn phổ biến hiện nay. Chúng ta cần biết những loại thức ăn vật dụng nào có thể dùng hay không dùng cho lò vi sóng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình

Những thứ bạn có thể hâm bằng lò vi sóng

  • Các loại canh
  • Những món chiên, xào có ít dầu mỡ
  • Các loại bánh nướng
  • Các loại nước sốt
  • Cơm nguội (nhớ để một chén hoặc ly nước cạnh bên để tăng độ ẩm, không làm cơm bị khô)
  • Một số loại rau củ, nhớ để thời gian ít thôi kẻo héo hết hoặc bị khô, ăn không ngon

Để đựng những thức ăn hâm bằng lò vi sóng, bạn nên sử dụng đồ thủy tinh và loại đó nên là sản phẩm được dán nhãn microwave oven safe, tức nhà sản xuất đã xác nhận rằng đồ này an toàn để dùng khi bỏ vào lò. Mình đôi khi cũng dùng đĩa, hủ bằng sứ, sánh để đựng thức ăn.

HY House - Các loại thức ăn vật dụng không nên để vào lò vi sóng

Hạn chế cho đồ nhựa vào lò vi sóng, trừ các đồ nhựa đã được chứng nhận microwave oven safe. Ngoài ra có một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc bỏ đồ nhựa được làm từ các vật liệu không an toàn vào lò có thể khiến thực phẩm bị dính hóa chất độc hại.

Những thứ bạn không nên bỏ vào lò vi sóng

Trứng còn để vỏ

Khi bạn để nguyên một quả trứng còn có vào trong lò vi sóng (ví dụ trứng sống, chẳng hạn bạn đang muốn luộc trứng), trứng nhiều khả năng sẽ nổ và bạn sẽ phải lau dọn cái đống đó. Lý do là vì lò vi sóng làm trứng nóng lên quá nhanh, không khí nóng bên trong nở ra nhưng lại không có chỗ thoát nên nó buộc phải làm bể vỏ để tìm đường ra ngoài.

Tương tự, khi bạn hâm một thứ gì đó có trứng còn nguyên lòng đỏ, chẳng hạn như trứng ốp-la, bạn hãy dùng tăm xỉa riêng hoạt đầu nĩa chọt nhẹ vào lòng đỏ này để tạo lỗ cho không khí nóng thoát ra dễ dàng. Nhớ là nhẹ tay thôi nhé, nếu không lòng đỏ sẽ bị vỡ ra thì mất ngon.

Những thứ gì có kim loại

Đĩa bằng kim loại, đĩa sành sứ nhưng có viền kim loại, chén bát bằng nhôm hay inox… không nên cho vào lò vi sóng. Tương tự, khi hâm đồ ăn bạn cũng nên lấy muỗng, nĩa để ra khỏi thực phẩm. Nếu không, bạn sẽ thấy một số ánh sáng lóe lên trong lò kèm theo những tiếng nổ nhỏ, đôi khi nổ cũng khá to đấy.

Lý do của chuyện này bắt nguồn từ vi sóng (microwave). Microwave sẽ phát ra trong lò và được hấp thụ bởi các chất lỏng, proterin trong thực phẩm khiến thực phẩm nóng lên. Tuy nhiên, khi microwave đi vào kim loại, nó sẽ khiến các electron trên miếng kim loại đó di chuyển hướng ra phía rìa của kim loại. Khi electron tích đủ điện, nó sẽ đánh thành các tia lửa và tạo nên hiện tượng giống như xẹt điện. Muỗng ít có rìa hơn nên sẽ không hoặc ít có tia lửa, trong khi nĩa hay dao thì dễ thấy hiện tượng này.

Nếu chỉ có 1 cái nĩa thì không vấn đề gì đâu, nhưng nếu có nhiều kim loại hơn thì có thể sinh ra quá nhiều tia lửa và gây nguy cơ cháy lò. Chốt lại là bạn không nên cho kim loại vào lò vi sóng.

Các thể loại giấy

Giấy khi cho vào lò vi sóng có thể bốc cháy, nhất là giấy màu nâu hay được sử dụng để gói đồ ăn. Tương tự, giấy báo cũng không được cho vào lò vì rất nguy hiểm, có thể gây hỏa hoạn.

Hộp xốp

Ở Việt Nam chúng ta Hộp xốp rất phổ biến để đựng thức ăn mang về. Khi bạn cho hộp xốp vào lò, nó rất dễ bị cháy đen, vừa gây nguy cơ hỏa hoạn vừa khiến thực phẩm ám mùi khét, ăn không còn ngon nữa. Chưa kể phần cháy nếu dính vào đồ ăn thì có nguy cơ cao về sức khỏe.

Giấy bạc

HY House - Giấy bạc gói thực phẩm có gây ung thư

Theo Cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm Mỹ USDA, chỉ một chút giấy bạc / giấy nhôm có thể không gây hại gì, tuy nhiên nếu bạn bọc kín hết đĩa thức ăn của mình bằng giấy bạc thì nó sẽ phản xạ sóng micro đi hết nên thức ăn không thể nóng được (do sóng đâu có đến được thực phẩm). Lúc đó thì bạn chỉ tốn điện mà thôi.

USDA cũng nói rằng có một số thức ăn đóng hộp được gói bằng giấy bạc có thể bỏ được vào lò vi sóng, bạn nhớ đọc kĩ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để xem họ khuyên gì nhé. Một số hộp dạng lá kim loại cao tầm 5cm trở xuống cũng có thể dùng trong lò vi sóng vì đồ ăn ở dưới đáy vẫn sẽ nóng trước khi phần bên trên trở nên quá khô hoặc bị nấu chín quá.

Một số khuyến nghị khác từ USDA:

  • Chỉ nên dùng giấy bạc mới và sạch, giấy bạc cũ có thể phát ra tia lửa
  • Không nên che quá 1/4 thực phẩm bằng giấy bạc
  • Trải giấy bạc đều, không tạo góc nhọn để tránh nổ (giống trường hợp của việc cho nĩa vào lò vi sóng)
  • Không nên giấy quá gần thành lò
  • Nếu lò sử dụng đĩa quay bằng kim loại, không nên dùng giấy bạc vì độ nóng cao có thể làm cháy giấy
  • Nếu bạn nhìn thấy các tia lửa xẹt ra, ngay lập tức bỏ lớp giấy bạc

Đồ đựng thức ăn lạnh

Hộp bơ, hộp phô mai, vỏ hủ ya-ua… không được cho vào lò vi sóng vì những vật liệu làm nên chúng không được cho phép để dùng với lò vi sóng. Nếu sử dụng có thể khiến hóa chất độc hại dính / ngấm vào thức ăn.

Tương tự, nếu bạn có ý định làm nóng ly cà phê của mình, cũng đừng cha cả bình vào trừ khi chúng đã được đựng trong ly thủy tinh. Việc cho bình kim loại hay bình nhựa vào lò vi sóng có thể làm hư hỏng lò cộng thêm hóa chất không tốt của bình nhựa có thể ngấm vào cà phê. Và mình cũng không chắc rằng hâm cà phê kiểu này sẽ làm nó ngon.

Nguồn: tinhte

H&Y House phân phối đồ thủy tinh gia dụng chính hãng nhập về từ nhiều thương hiệu hàng đầu như La Opala (Ấn Độ), Tefal (Pháp), Iwaki (Nhật), Bormioli Rocco (Ý),.v.v.

H&Y House sẽ đồng hành mang tới cho các chị em nội trợ các sản phẩm lý tưởng nhất vừa làm đẹp gian bếp vừa bảo vệ sức khỏe gia đình

H&Y House chuyên cung cấp chén đĩa thủy tinh opal với các ưu điểm:

  • Bề mặt láng mịn, không hấp thụ màu và mùi thực phẩm..dễ chùi rửa
  • Chuyên dùng cho lò vi sóng, máy rửa chén
  • Khả năng chịu nhiệt và chịu va đập cao gấp 3 lần thủy tinh thường.
  • Sáng bóng và nhẹ hơn chén dĩa sứ gấp 1,5 lần
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm do Viện kiểm nghiệm VSATTP – Bộ Y tế cấp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng

0/5 (0 Reviews)

Hotline: 0988.27.27.05
Chat Facebook
Gọi điện ngay