Những món ăn cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết, tuy nhiên cần lưu ý tránh cho trẻ ăn một số loại thực phẩm để không gây biến chứng.
- Thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện chứng hay quên
- Lợi ích của một tuần ăn rau tránh thịt
- Những loại quả dại ở Việt Nam nhưng đắt tiền ở nước
Sốt xuất huyết là bệnh dịch có tốc độ lây lan nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ với nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí tử vong. Theo đó, các dấu hiệu phổ biến của sốt xuất huyết bao gồm: Sốt cao liên tục và có thể tới 40 độ C, đau dưới hốc mắt, các khớp, cơ hoặc xương, đau đầu dữ dội, xuất hiện các vết phát ban trên cơ thể, chảy máu nhẹ từ máu hoặc nướu răng,… Các triệu chứng cơ thể bắt đầu từ 4 ngày đến 2 tuần sau khi bị muỗi đốt và thường kéo dài từ 2 – 7 ngày.
Hiện tại, vẫn chưa có cách điều trị cụ thể của bệnh sốt xuất huyết nhưng thường sẽ biến mất trong vòng 1 đến 2 tuần và sẽ không có bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, nếu nặng thì có thể phải cung cấp dịch truyền tĩnh mạch và chất điện giải, còn trường hợp nguy cấp thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu truyền máu.
Ngoài ra, vấn đề dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nhưng vẫn cần lưu ý loại bỏ một số loại thực phẩm có thể khiến tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Khi trẻ bị sốt xuất huyết thì cần kiêng những loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo bằng phương pháp chiên, xào hoặc có vị chua cay vì chúng dễ dẫn đến chứng khó tiêu. Ngoài ra, chúng còn khiến tình trạng sốt ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm cay nóng
Nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng như ớt, gừng, mù tạt,… vì chúng gây nóng trong người và khiến tình trạng sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phục hồi bệnh của trẻ.
Thực phẩm sẫm màu
Tình trạng sốt xuất huyết rất dễ xảy ra chảy máu nên cần tránh cho con ăn những thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen khi đang trong thời gian theo dõi bệnh. Bởi nó có thể gây nhầm lẫn và khó thể nhận biết được tình trạng chảy máu dạ dày khi nôn ói. Theo đó, những loại thực phẩm có màu sẫm như nước có ga, nước trái cây, canh củ dền, dưa hấu,… đều không nên dùng khi theo dõi tình trạng xuất huyết dạ dày.
Không nên ăn thực phẩm sẫm màu, cay nóng và nhiều dầu mỡ khi trẻ bị sốt xuất huyết. Ảnh minh họa: Internet
Nước có ga, mật ong
Các loại nước soda và nước ngọt đóng chai đều gây hại cho tình trạng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ. Đồng thời, không nên sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên bởi chúng sẽ làm cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi.
Trứng gà
Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ gây nóng trong người và gây ảnh hưởng đến tình trạng sốt. Đặc biệt, khi trẻ ăn trứng gà sẽ làm nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi bệnh.
Nguồn phunusuckhoe.vn
NHẬN XÉT