Nấu ăn trong nồi nhôm có thực sự gây ung thư thực quản?
Với ưu thế là dẫn nhiệt tốt và giá thành rẻ, nồi nhôm được sử dụng khá phổ biến trong nhà bếp người Việt. Thế nhưng, việc nấu ăn trong nồi nhôm có thực sự gây ung thư thực quản.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, dùng nồi nhôm để nấu nướng là không khoa học. Vì phân tử nhôm là loại phân tử có hoạt tính cao, đặc biệt là sau khi kim loại nhôm chịu nhiệt, gặp phải thức ăn có chất chua và tính kiềm, lại càng dễ xảy ra phản ứng hóa học mà hình thành chất hỗn hợp nhôm.
Thực sự nguy hiểm khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn nhôm
Cụ thể các nhà khoa học đã tiến hành giải phẫu đối với hai cháu chín tuổi và năm tuổi đã chết sớm vì bệnh già cỗi, phát hiện hàm lượng nguyên tố nhôm trong đại não cao gấp 6 lần so với người bình thường.
Đặc biệt đối với nhôm tái chế, theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính.
Được biết trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hoá chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong nồi. Từ đó, chất nhôm sẽ hòa vào thức ăn và được bạn trực tiếp đưa vào cơ thể.
Sử dụng nồi nhôm có thực sự gây ung thư?
Chưa có nghiên cứu khoa học cho thấy mối nguy từ việc chế biến thực phẩm trong nồi nhôm với ung thư thực quản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý không nên chứa đựng thực phẩm quá lâu trong nồi nhôm, vì có một số bằng chứng cho thấy dễ có sự thôi nhiễm các kim loại nặng vào thực phẩm gây nguy hại.
Việc sử dụng nồi nhôm gây bệnh là do bạn mua phải những loại xoong nồi tái chế, không đảm bảo an toàn. Khiến cho phân tử nhôm dễ bị bong tróc và theo thức ăn vào cơ thể.
Bí kíp ăn uống để phòng tránh bệnh ung thư
Cân bằng thực phẩm trong bữa ăn
Không có thực phẩm nào có thể ngăn ngừa tất cả các loại ung thư, nhưng sự kết hợp của các loại thực phẩm có thể cho một sức khỏe tốt, phòng tránh bệnh tật. Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ vừa đưa ra một cách thức chống lại căn bệnh nguy hiểm này đó là trong 1 khẩu phần ăn, 2/3 số thực phẩm phải có nguồn gốc từ thực vật, đạm từ động vật không được nhiều hơn 1/3.
Tô màu bữa ăn giúp chống ung thư
Với chế độ ăn uống càng nhiều màu sắc, khả năng chống ung thư càng cao. Trong các loại trái cây và rau quả có rất nhiều màu. Các chuyên gia ung thư cho rằng, ăn nhiều trái cây rau quả không chỉ giúp chống ung thư còn giúp chống béo phì, giảm nguy cơ ung thư đại tràng, thực quản và thận. Tăng cường rau xanh trong bữa ăn nhất là rau màu xanh đậm, các loại quả màu đỏ và màu cam có khả năng tiêu diệt các gốc tự do phát sinh ung thư.
Ăn sáng giảm nguy cơ ung thư
Với chế độ ăn giàu folate – tức là cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin B – loại vitamin có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và vú. Nên ăn nhiều ngũ cốc đặc biệt vào bữa sáng sẽ giúp cung cấp folate cho cơ thể. Hàm lượng folate còn có trong nước cam, hay các loại quả như dưa hấu, dâu tây. Một số thực phẩm có hàm lượng folate cao phải kể đến như trứng, mămg tây, các loại đậu, hạt hướng dương, rau lá rau xanh như rau bina. Cách tốt nhất để đủ folate cho cơ thể là bằng cách ăn các loại trái cây, rau quả, và các sản phẩm ngũ cốc.
Theo Khỏe & Đẹp