Nguy cơ ngộ độc nếu sử dụng bát đĩa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ

HY House - Nguy cơ ngộ độc khi sử dụng chén đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Nguy cơ ngộ độc nếu sử dụng bát đĩa trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Bên cạnh nguồn thực phẩm bẩn, bát đĩa giá rẻ không rõ nguồn gốc cũng có thể là nguồn gốc gây độc cho gia đình bạn, đặc biệt cho sức khỏe trẻ nhỏ

Bà nội trợ cuống cuồng trước nhan nhản thông tin thịt cá sử dụng chất bảo quản, rau quả dư lượng thuốc trừ sâu, bún tươi chứa chất độc gây ung thư… Họ mải lo phòng “giặc ngoài” mà quên rằng các loại bát đĩa giá rẻ trong bếp nhà mình cũng có thể là nguồn gây ngộ độc.

Bát đĩa càng rẻ càng độc

HY House - Nguy cơ ngộ độc khi sử dụng chén đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Sản phẩm gốm sứ gồm phần xương sứ bên trong, bên ngoài phủ lớp men sứ nhằm làm đẹp sản phẩm, chống thấm, tăng độ cứng và độ bền, hoa văn trang trí. Ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài bóng mượt, hoa văn sắc nét, bát đĩa giá rẻ ẩn chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng.

Kỹ sư Phan Duy Dũng (chuyên gia về vật liệu Silicat, Viện Kỹ thuật Hóa Học) cho biết việc sử dụng men chì sản xuất gốm sứ đã có từ nhiều thế kỷ trước vì men chì sử dụng đơn giản, ít tốn kém. Trong các sản phần gốm sứ thì hai chất có những tác động xấu tới cơ thể là chì, Cadimium… thường được tìm thấy nhiều trong men sứ.

Các nguyên nhân dẫn đến việc bát đĩa nhiễm kim loại

Khi nung men, người ta thêm chì vào sẽ giúp giảm nhiệt độ nung, tiết kiệm năng lượng và là cơ sở hạ giá thành sản phẩm. Đối với sản phẩm sứ cao cấp, nhiệt độ đòi hỏi 1.200 – 1.500 độ C mới đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, khi pha thêm chì, chỉ cần nung sản phẩm ở nhiệt độ 800 – 1.100 độ C là sản phẩm hoàn thiện.

HY House - Nguy cơ ngộ độc khi sử dụng chén đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đối với các loại đồ sứ trắng được vẽ hoa văn, người ta cho các chất dễ cháy chứa silicat chì và thạch anh để men màu hoa văn nhanh tan và bám chặt vào phần xương sứ.

Các món đồ sứ này khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axít, kiềm, muối như dưa chua, nộm, cà phê, sữa, rượu, bia, canh nóng… lượng chì trong màu men sẽ dần dần hoà tan trong thực phẩm, khi tích tụ đến một mức nhất định sẽ gây ra ngộ độc.

Ngoài chì, người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng như oxit crom, coban. Đối với các loại gốm sứ cao cấp, nhà sản xuất đảm bảo nhiệt độ cao từ 1.500 – 1.800 độ C mà không dùng chì để giảm nhiệt độ nung, ít gây nguy hại hơn.

Nguy cơ ngộ độc từ chén đĩa trôi nổi

HY House - Nguy cơ ngộ độc khi sử dụng chén đĩa không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tại các nước phát triển, đã từ lâu người ta hạn chế sử dụng chì trong sản xuất đồ gốm sứ. Tại Việt Nam, các sản phẩm gốm sứ chất lượng cao đều phải có chứng nhận Quatest với hàm lượng chì, Cadmium nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên tại Việt Nam, người tiêu dùng vô tư sử dụng mà không biết rằng mình đã vô tình tự đầu độc mình và gia đình.

Cadmium thường tích tụ vào thận, lâu ngày sẽ gây tình trạng nhiễm độc, tổn thương chức năng hoạt động của thận, tạo sỏi thận, calcium và phốt-pho bị bài tiết ra ngoài tạo các bệnh lý về xương như hủy mô xương, loãng xương, biến dạng xương.

Trong khi đó, theo FDA, người lớn hấp thụ khoảng 11% chì thông qua đường tiêu hóa, trong khi trẻ em hấp thụ từ 35 – 75%. Chì tích tụ trong cơ thể lâu ngày gây ngộ độc, là nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu, tổn hại thận, giảm sút trí thông minh, có vấn đề về sự phát triển và hành vi của con người.

Tư vấn chọn mua bát đĩa an toàn

  • Kiểm tra bát đĩa trước khi dùng: ngâm bát vào dung dịch dấm ăn. Nếu bát có dấu hiệu trắng ra hoặc dấm đổi màu thì không nên dùng. Bạn cũng có thể đổ ít nước vào phần đế bát đĩa, cốc sứ. Nếu thấy nước bị hút nhanh tức xương bát nung không đủ nhiệt, phải bổ sung bằng chất chì do đó không đảm bảo sức khỏe.
  • Tốt nhất là nên chọn mua sản phẩm bát đĩa từ các thương hiệu uy tín, được chứng nhận an toàn. Các đồ gốm sứ giá rẻ ngoài thị trường ngoài việc chứa độc chất còn dễ bong tróc men, dễ hỏng.
  • Nên chọn mua đồ gốm sứ có độ trơn, không nhám, không nổi gờ, không quá trong. Bát đĩa tráng men có màu xanh ngọc bích, xanh lam trong lòng không nên dùng. Men sứ có có độ mài mòn kém nên dễ bong tróc.
  • Khi chọn mua gốm sứ dùng cho lò vi sóng, bạn nên xem dưới đế sản phẩm có ký hiệu sử dụng được trong lò vi sóng hay không.
  • Không dùng đồ men sứ làm vật muối dưa, cà. Độ chua từ muối dưa sẽ khiến chất chì và Cadmium rò rỉ, thấm vào thức ăn và vô tình chúng ta cho vào bụng.

Chọn bát đĩa an toàn nên là ưu tiên hàng đầu thay vì chọn giá rẻ. Nên mua các loại gốm sứ có thương hiệu, có chứng nhận đủ chất lượng.

Nguồn: marrybaby.vn

H&Y House phân phối đồ thủy tinh gia dụng chính hãng nhập về từ nhiều thương hiệu hàng đầu như La Opala (Ấn Độ), Tefal (Pháp), Iwaki (Nhật), Bormioli Rocco (Ý),.v.v.

H&Y House sẽ đồng hành mang tới cho các chị em nội trợ các sản phẩm lý tưởng nhất vừa làm đẹp gian bếp vừa bảo vệ sức khỏe gia đình

H&Y House chuyên cung cấp chén đĩa thủy tinh opal với các ưu điểm:

  • Bề mặt láng mịn, không hấp thụ màu và mùi thực phẩm..dễ chùi rửa
  • Chuyên dùng cho lò vi sóng, máy rửa chén
  • Khả năng chịu nhiệt và chịu va đập cao gấp 3 lần thủy tinh thường.
  • Sáng bóng và nhẹ hơn chén dĩa sứ gấp 1,5 lần
  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm do Viện kiểm nghiệm VSATTP – Bộ Y tế cấp, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng

Tô chén đĩa thủy tinh

0/5 (0 Reviews)