3 món cháo giúp giải cảm hiệu quả
Dưới đây là những món cháo giải cảm được chế biến từ những thực phẩm tự nhiên giúp bạn cải thiện sức khỏe.
1. Cháo hành lá
Hành lá có vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa nên thường dùng để chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh.
Nguyên liệu
- 100gr gạo tẻ (gạo nếp nếu thích)
- Hành lá
- Gia vị
Cách làm:
Nấu cháo như bình thường rồi cho hành lá xắt nhuyễn vào (cả gốc lẫn lá) vào đến khi hành tái thì tắt bếp. Nên ăn khi cháo còn nóng để vã mồ hôi tăng hiệu quả giải cảm.
2. Cháo thịt bằm gừng tươi
Gừng là lựa chọn hàng đầu giúp làm ấm cơ thể, lưu thông khí huyết và tránh cảm lạnh. Do đó, cháo thịt băm gừng là sự kết hợp hoàn hảo trong việc làm ấm cơ thể, giải cảm.
Nguyên liệu
- 200gr gạo
- 100gr thịt heo
- 1 nhánh gừng nhỏ
- Hành lá, hành tím, muối, tiêu
Cách làm
Thịt heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp với ít hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu. Gừng rửa sạch, thái lát mỏng. Gạo vo kỹ, ninh nhừ, sau đó cho thịt băm vào, khuấy đều cho thịt rã ra và chín đều. Cho rừng thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị, tắt bếp. Lưu ý: Tuyệt đối không dùng gừng cho các trường hợp sốt cao, có nguy cơ tổn thương các mạch máu và xuất huyết.
3. Cháo trứng tía tô
Lá tía tô có vị cay, tính ấm, tác dụng hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp và tức ngực. Hành lá và gừng khi được kết hợp có tác dụng giải cảm, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nguyên liệu
- 1/3 chén gạo
- 1 quả trứng gà
- 1 nhánh gừng tươi
- 2-3 củ hành tím
- Lá tía tô
- Hành lá, muối, tiêu
Cách làm
- Lá tía tô và hành lá rửa sạch, xắt nhỏ.
- Gừng cạo sạch vỏ, đập giập, thái nhỏ. Hành tím đập dập.
- Cho gạo và gừng vào nồi nấu thành cháo.
- Chờ cháo chín, cho lòng đỏ trứng gà vào cháo, đánh lên cho tan hoặc không tùy theo ý thích. —- Cho tía tô, hành tím vào nấu cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Món cháo tía tô này nên dùng ngay khi nóng để cơ thể đổ mồ hôi, dùng khăn lau mồ hôi cho người ốm và nhớ tránh gió lạnh. Ăn 3 bữa mỗi ngày trong 1-2 ngày.
Trúc Chi t/h
NHẬN XÉT