16 mẹo vặt trong nhà bếp sưu tầm hữu ích
Sau thời gian sưu tầm từ các sách dạy nấu ăn ngon, chúng tôi tổng hợp và xin được giới thiệu với các bạn một số mẹo vặt trong nhà bếp, không chỉ giúp các món ăn được ngon hơn mà còn giữ được dinh dưỡng trong suốt quá trình chế biến. Hãy trở thành người nội trợ thông thái, các bạn nhé!
- Mẹo vặt “thần thánh” cứu nguy cho nồi cơm bị sống, nhão, khê
- Bỏ túi 11 công dụng không ngờ chỉ từ 1 cục xà phòng tắm
- Cách làm sạch nồi thủy tinh khi bị cháy
1. Trộn gỏi không bị chảy nước và giòn lâu
Muốn gỏi sau khi trộn được giòn lâu và không ra nước, chỉ cần bóp gỏi với đường (không dùng giấm, muối, hay chanh). Nước mắm trộn gỏi phải thật đặc (nấu nước mắm + đường với tỉ lệ 1 nước mắm + 2 đường). Khi trộn mới cho chanh.
2. Dùng mắm gì để chưng thịt
Mắm nào cũng có thể dùng để chưng thịt. Ngon nhất là mắm lóc, mắm cá trèn, cá sặc. Nhưng khi chưng phải cho nhiều hành + tỏi mới thơm.
3. Chữa mặn trong thức ăn nấu chín
Nếu bạn lỡ tay nêm gia vị quá mặn trong nồi cơm hoặc nồi hầm, đừng quá lo lắng, hãy cho vào nồi 1 củ khoai tây đã gọt vỏ, khoai sẽ rút bớt vị mặn trong món canh. Trường hợp không có khoai sẵn ở nhà, bạn lấy 1 nhúm gạo, vo sạch, bọc vào 1 túi vải sạch rồi thả vào nồi. Gạo nở dần lên sẽ rút bớt chất mặn trong canh.
4. Cách tẩy mùi tanh của cá
Dùng rượu rửa tay, sau đó rửa lại bằng chanh tươi. Nếu không có 2 nguyên liệu trên thì bạn có thể dùng lá rau thơm vò nát chà vào 2 bàn tay. Hoặc bạn pha dùng chanh vắt vào thau nước nhỏ, bỏ thêm vài lá rau răm, lấy vỏ chanh và rau răm chà vào tay, cách này rất hiệu nghiệm các bạn ơi.
5. Cách dùng nấm.
Gọt nấm: Nếu là nấm nhỏ chỉ cần cắt chân nấm, rửa bằng nước có pha chút muối, sau đó xả lại nước lạnh. Nếu là nấm to, cho và rổ tre hay rổ nhựa, xoay tròn, cách chất bẩn sẽ ra khỏi thân nấm rất nhanh.
Cách nấu: Nấm dễ ra nước khi nấu nên phải nấu lửa to, không nêm đường trước vì sẽ làm mất vị ngọt của nấm.
6. Cách mở nút chai
Dùng một sợi dây thun quấn quanh nắp rồi vặn.
Nếu nắp bằng sắt thì hơ nóng trên lửa, sắt nóng sẽ dễ mở hơn, nếu nắp bằng nhựa thì ngâm vào nước nóng.
7. Cắt hành tây không cay mắt
Gọt vỏ lụa hành tây rồi cho vào thau nước có pha chút chanh, nhựa của hành tây sẽ ra bớt. Khi cắt nhúng dao vào nước rồi mới cắt.
8. Giữ cho rau tươi lâu
Không rửa hết rau nếu chưa cần sử dụng, ăn đến đâu rửa đến đấy, phần còn lại bọc giấy báo và cất vào chỗ ráo trong tủ lạnh, nếu không có tủ lạnh thì phải để rau thật thoáng.
9. Để hầm đậu đen nấu chè mau nhừ
C1: Cho bột tiêu mặn (Bicarbonate de soude) và nồi đậu hầm.
C2: Nấu đậu sôi, đừng cho quá nhiều nước lúc đầu. Sau khi sôi hạ lửa nhỏ, nấu khoảng 30p rồi tắt bếp, đậy nắp kín và để khoảng 30 phút, sau đó nấu lại khoảng 15 phút là đậu mềm.
10. Cách muối cà pháo
Món cà pháo ngon là sau khi muối phải trắng và giòn, muốn thế khi chuẩn bị muối cà phải cắt bỏ cuống cà nhưng không được cắt sát thịt cà, nếu cắt sát cà sẽ bị ủng khi muối. Dùng muối hột nấu với nước, lược sạch, để nguội, đập tỏi hay riềng cho vào để cà mau chua và trắng, có mùi thơm. Để vật nặng đè lên cho cà ngập trong nước để tránh bị thâm ở những trái bên trên.
11. Cách chọn cá cho tươi, phân biệt cá biển và cá đồng.
Cá còn tươi là khi thấy mắt cá trong và mang cá còn đỏ tươi, khi bấm vào thấy thịt cá chắc, không nhão, trừ cá khoai.
Cá biển thường có mùi mặn của muối và đã chết, đem về bán ở chợ thì được ướp đá như cá thu, cá nục,…
Cá đồng thường còn tươi sống hoặc được thả trong chậu có sẵn nước, cá đồng thường có mùi bùn, mùi đặc trưng của cá đồng như cá trê.
12. Cách làm rau nhút
Rau nhút là loại rau có thân ngập trong nước và quanh thân rau có một lớp mô xốp bao quanh. Chính lớp mô xốp màu trắng như bông này làm nhiệm vụ hút nước nuôi cây. So với các loại rau khác, rau nhút khá đắt và khi sử dụng bạn sẽ bỏ nhiều phần trên rau, chỉ lấy phần non mới giòn và ngọt.
Rau nhút dùng nấu canh chua hay nấu canh với cua đồng rất ngon, nhưng đối với người lớn tuổi thì nên dùng ít vì dễ làm nhức mỏi sau khi dùng.
13. Cách giữ màu xanh của rau khi luộc
Muốn luộc rau muống hay bất kỳ loại rau nào mà còn giữ được màu xanh nên cho nhiều nước, dùng lửa lớn và cho vào nước luộc một chút muối hay đường đều được. Không đậy nắp khi luộc,
14. Cách phân biệt trứng vịt lộn non, già
Để phân biệt trứng non hay già, ta có thể soi quả trứng bằng ánh sáng hay đèn. Soi ở đầu bằng của quả trứng qua ánh sáng nếu khoang tròn (khoang khí) thấp là trứng già, ngược lại nếu khoang tròn cao là trứng non.
Mặt khác có thể thử bằng cách cầm 2 quả trứng, nếu thấy nặng là trứng non, nhẹ là trứng già.
15. Cách làm cá trê sạch nhớt và hết mùi tanh
Dùng tro bếp đã sàng mịn để chà khắp mình cá, sau đó rửa lại bằng nước lạnh có pha chút rượu hay gừng.
Dùng một con dao nhỏ, mũi nhọn moi hết máu tanh nằm trên lưng cá trê, cá sẽ hết mùi tanh và rất sạch. Không dùng muối để rửa vì như thế cá sẽ ra nhiều nhớt hơn.
16. Mẹo nhặt rau muống, su su không bị dính mủ.
Đối với rau muống, các bạn chuẩn bị sẵn một chậu nước có pha chanh, nhặt đến đâu bỏ vào đến đấy, rau sẽ không bị thâm. Thỉnh thoảng các bạn nhúng tay vào chậu nước cũng sẽ đỡ bị nhựa dính vào tay. Nhặt xong rau, dùng vỏ chanh còn lại chà vào lòng bàn tay và móng tay sẽ sạch nhựa.
Đối với su su, chuẩn bị sẵn một chậu nước có pha muối, khi gọt nhúng quả su su trong chậu nước, nhựa sẽ không dính trên tay và cũng không dính trên quả.
Nguồn sưu tầm internet
NHẬN XÉT