Bà bầu cần biết: Ăn lá lốt trong thai kỳ có được không?
Lá lốt thường được chế biến trong các món ăn ngon, giàu dinh dưỡng. Đối với phụ nữ mang thai, nhiều chị em vẫn thắc mắc bà bầu ăn lá lốt được không?
- Bò lúc lắc xào ớt chuông, hao cơm lại không ngán
- Lạ miệng với món mì gà xào kiểu Thái
- Đổi vị với canh rau ngót nấu mọc
Lá lốt còn có tên gọi khác là lá lốp, tên khoa học là Piper lolot thuộc họ hồ tiêu. Lá thường mọc đơn, dạng hình tim, mùi thơm hắc đặc trưng và có màu xanh thẫm khi già. Lá lốt dễ trồng, thường được dùng trong chế biến món ăn và dùng làm thuốc.
Theo Đông y, lá lốt vị nồng, hơi cay, tính ấm, tác dụng chống hàn, giúp giảm đau, chống phong hàn, chuyên trị các chứng tay chân lạnh, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu. Đối với bà bầu, lá lốt có tác dụng tăng cường sức đề kháng, trị cảm hàn. Bà bầu bị các chứng rối loạn tiêu hóa, nhức mỏi tay chân, đau đầu, đau răng có thể dùng lá lốt làm thuốc và chế biến món ăn.
Bên cạnh những tác dụng bổ ích của lá lốt, một số người vẫn quan niệm bà bầu ăn lá lốt bị mất sữa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ sản khoa, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh bà bầu ăn lá lốt dẫn đến tình trạng mất sữa. Thay vào đó, một số thử nghiệm cho thấy thành phần flavonoid, alcaloid và tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tích cực đến sức khỏe bà bầu.
Bà bầu có thể ăn được các món ăn chế biến từ lá lốt – Ảnh minh họa: Internet
Như vậy, bà bầu có thể ăn từ 1 – 2 bữa là lốt trong tuần để thay đổi khẩu vị, kích thích ăn ngon và phòng bệnh hiệu quả. Chị em cũng cần lưu ý không nên ăn lá lốt với số lượng quá nhiều có thể dẫn đến hiện tượng tích tụ nhiệt trong người.
Nguồn: Thanh Ngân – PNSK
NHẬN XÉT